Ngày 24/12/2024, TCVN 5575:2024 Tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế kết cấu thép được ban hành kèm theo Quyết định số 3366/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (thay thế cho TCVN 5575:2012).
Các TCVN 5575:2024 và TCVN 5575:2012 đều là tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu thép tại Việt Nam, nhưng giữa chúng có một số sự khác biệt quan trọng về nội dung, quy định và cách tiếp cận. Dưới đây là những điểm khác biệt chính:
- Rõ ràng, chi tiết hơn
- Bổ sung thêm mục “Thuật ngữ và định nghĩa” (mục 3.1): với nhiều khái niệm (kèm tiếng Anh) rõ ràng hơn.
- Có đơn vị đo của các đặc trưng hình học, đặc trưng vật liệu, đặc trưng về lực, mô men, ứng suất trong khi tiêu chuẩn cũ không có đơn vị đo;
- Bổ sung thêm về một số loại thép nước ngoài ở phụ lục M;
- Cập nhật các tiêu chuẩn quốc gia về thép kết cấu, vật liệu hàn, thi công và nghiệm thu;
- Phân cấp cấu kiện theo trạng thái ứng suất - biến dạng của tiết diện tính toán;
- Phân nhóm kết cấu thép theo công năng sử dụng, điều kiện làm việc và sự có mặt của liên kết hàn;
- Có cập nhật các tiêu chuẩn nước ngoài về thép kết cấu tương đương hoặc gần tương đương với thép kết cấu theo các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam giúp cho việc lựa chọn vật liệu kết cấu và liên kết được thuận tiện hơn trong thực hành thiết kế.
- Tiêu chí đảm bảo tính bền cao hơn
- Điều 4.2.7 Phân ra ba cấp cấu kiện phụ thuộc vào trạng thái ứng suất - biến dạng của tiết diện tính toán (cấp 1 - trạng thái đàn hồi của tiết diện, cấp 2 - trạng thái đàn dẻo của tiết diện, cấp 3 - trạng thái dẻo của tiết diện, khớp dẻo quy ước);
- Điều 4.32. khi tính toán kết cấu và liên kết, cần kể đến ba hệ số tin cậy (Hệ số tin cậy về tầm quan trọng liên quan cấp hậu quả công trình, hệ số tin cậy liên quan cường độ tính toán theo giới hạn bền, hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện và liên kết);
- Điều 8.1 Tính toán cấu kiện chịu uốn chi tiết hơn và bổ sung thêm khái niệm về lực bi mô men (B), tọa độ quạt;
- Điều 8.4.1 Tính toán ổn định tổng thể của dầm cấp 1 có tiết diện chữ I, cũng như dầm cấp 2 hai loại thép thỏa mãn các yêu cầu trong 8.2.1 và 8.2.8 khi uốn trong hai mặt phẳng chính (và có bi mô men) cần được thực hiện theo các công (69), tức là xuất hiện nội lực bi mô men (B);
- Tính toán và cấu tạo liên kết mặt bích;
- Các yêu cầu tính toán cho kết cấu thép ống, thép hộp; các yêu cầu tính toán và cấu tạo đối với giàn, giằng làm bằng thép định hình uốn hàn và các yêu cầu đối với dầm bụng mảnh; các yêu cầu tính toán và cấu tạo đối với bu lông móng, bu lông neo, .v.v...
- Có hệ số độ tin cậy về ổn định tổng thể để thuận tiện và rút ngắn quá trình tính toán và điều chỉnh hệ số chiều dài tính toán khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để tính toán hệ các kết cấu thanh không gian;
- Có đưa thêm hệ số độ tin cậy về tầm quan trọng của công trình và được lấy theo chỉ dẫn trong TCVN 2737:2023 “Tải trọng và tác động” phụ thuộc vào cấp hậu quả của công trình.
Tóm lại, TCVN 5575:2024 có nhiều cải tiến đáng kể về nội dung, cấu trúc và cách tiếp cận so với TCVN 5575:2012, nhằm nâng cao chất lượng thiết kế kết cấu thép, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong ứng dụng thực tế.
Tài liệu tham khảo:
- https://icci.vn/tin-tuc/tcvn-5575-2024-ve-thiet-ke-ket-cau-thep-so-sanh-diem-moi-va-huong-dan-ap-dung.html
- TCVN 5575:2024.