^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

IoT là viết tắt của từ Internet of Things, cụm từ IoT được đưa ra từ năm 1999 bởi Kevin Ashton - một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT. Trong bài báo này, tác giả  đề cập tới xu hướng dịch vụ IoT trên nền 4G LTE và vai trò của các nhà cung cấp mạng.

Từ khóa: Internet of Things, nông nghiệp thông minh, y tế thông minh, công nghệ, 4G LTE..

1. Tổng quan về IoT

Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ trước xu thế "Internet of Things" (IoT). Tới năm 2021, dự kiến sẽ có 28 tỉ thiết bị kết nối trong đó có 15 tỉ thiết bị kết nối IoT.

Theo định nghĩa của Wikipedia: Internet of things là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới thiết bị kết nối Internet là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Hình 1. Internet of Things

Hệ sinh thái là một khái niệm có tính bao phủ rộng, không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào. Hệ sinh thái có thể được hiểu như một cộng đồng kinh tế dựa trên nền tảng của sự tương tác giữa tổ chức và các cá nhân. Cộng đồng này sẽ sản sinh ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho khách hàng và họ chính là một phần của hệ sinh thái này. IoT được cấu thành từ nhiều thành phần tạo nên một hệ sinh thái IoT với mô hình phức tạp, đa dạng. Dựa trên cấu trúc của mô hình IoT, hệ sinh thái IoT bao gồm 4 cấu phần chính: phần cứng/hạ tầng kết nối, phần mềm nền tảng/phần mềm phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ và chính sách [1].

IoT là xu thế tất yếu, IoT đứng thứ 3 trong top 10 xu hướng công nghệ chiến lược, xếp sau AI (Machine learning và Virtual Assistants) và trên AR/VR.

Số lượng thiết bị IoT dự kiến tăng 21% (CAGR) trong giai đoạn 2016 – 2022 với 18.1 tỷ thiết bị wide-area và short-range IoT. Có 400 triệu thiết bị IoT sử dụng mạng viễn thông vào cuối năm 2016 và dự kiến 1.5 tỷ thiết bị vào năm 2022, và chiếm 70% số thiết bị IoT hoạt động tầm xa (wide-area IoT). Công nghệ viễn thông sẽ thống trị thị trường IoT tầm xa.

2. Xu hướng dịch vụ IoT trên nền tảng 4G tại Việt Nam

2.1. Lĩnh vực y tế và sức khỏe cá nhân

Việt Nam hiện có hơn 96 triệu dân, hiện có 7,4 bác sĩ/10.000 dân. Việt nam có hơn 1.100 bệnh viện công và hơn 170 bệnh viện tư nhân. Người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 11,95% dân số cả nước,  trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Chăm sóc y tế và chăm sóc sức khoẻ là một trong những lĩnh vực tiềm năng của công nghệ IoT với các ứng dụng như giám sát sức khoẻ từ xa, chương trình thể dục, trợ giúp bệnh mãn tính và chăm sóc người cao tuổi...

Các thiết bị y tế, cảm biến, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh có thể được xem như là thiết bị thông minh hoặc là các đối tượng cấu thành trong IoT. Các ứng dụng IoT trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ​​sẽ làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú trải nghiệm của người dùng.

Sự tương tác hiệu quả thông qua kết nối liền mạch và an toàn giữa các bệnh nhân, bác sỹ, phòng khám và các tổ chức y khoa sẽ là một xu hướng chính của tương lai. Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ hiện đại có thể được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ điều khiển không dây để hỗ trợ các bệnh mãn tính, cần chẩn đoán sớm, theo dõi thời gian thực và các trường hợp khẩn cấp y tế khác. Cổng thông tin, máy chủ y tế và các cơ sở dữ liệu y tế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hồ sơ sức khoẻ và cung cấp các dịch vụ y tế theo yêu cầu cho các bên liên quan.

Hình 2. Minh hoạ ứng dụng của IoT trong lĩnh vực y tế

2.2. Lĩnh vực Nông/Lâm/Ngư nghiệp

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.597 ha, trong đó đất nông nghiệp là 27. 289. 454 ha. Chúng ta có 23 triệu người làm ở lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó 11 nước đối tác TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) chỉ có khoảng 20,5 triệu nông dân.

Hình 3. Minh hoạ nông nghiệp truyền thống

Nhằm chống lại những thách thức như điều kiện thời tiết cực đoan, sự thay đổi khí hậu gia tăng và tác động đến môi trường do thói quen canh tác thâm canh, nhu cầu về thực phẩm nhiều và sạch chúng ta phải hướng tới nông nghiệp thông minh. Nông nghiệp ứng dụng IoT là việc số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh đến chế biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hóa. Từ sản xuất định tính, thông qua ứng dụng IoT, người nông dân có thể kiểm soát được diễn biến cây trồng, vật nuôi qua số liệu, phân tích tự động, từ đó ra các quyết định đúng và hiệu quả. 

Hình 3. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao

Trong nghành nông nghiệp dựa trên IoT, một hệ thống được xây dựng để giám sát lĩnh vực trồng trọt với sự trợ giúp của cảm biến ( ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, độ ẩm của đất,...) và tự động hóa hệ thống tưới tiêu. Nông dân có thể theo dõi điều kiện đồng ruộng từ bất cứ đâu. Nông nghiệp thông minh dựa trên IoT rất hiệu quả so với phương pháp thông thường.

Các ứng dụng của nông nghiệp thông minh dựa trên IoT không chỉ nhắm mục tiêu đến các hoạt động chăn nuôi quy mô lớn mà còn là những đòn bẩy mới để nâng cao các xu hướng phát triển khác trong nông nghiệp như canh tác hữu cơ, chăn nuôi gia đình và tăng cường việc canh tác trong suốt.

Hình 4. Mô hình ngôi nhà thông minh

Hình 5. Mô hình ngôi thành phố thông minh

2.1. Lĩnh vực khác

- Lĩnh vực giao thông vận tải.

- Lĩnh vực giáo dục.

- Ngôi nhà thông minh…

3. Vai trò của nhà mạng trên thị trường IoT tại Việt Nam

4G – Công nghệ truyền thông không dây đời thứ 4 với tốc độ ổn định và tốc độ lý tưởng từ 11,5Gbit/s. Tốc độ mạng 4G cũng sẽ có 2 khái niệm, bao gồm mạng 4G với tốc độ lý tưởng và mạng 4G LTE với tốc độ thực tế. 4G LTE trên thực tế đã tăng tốc độ truyền tải dữ liệu từ 4-5 lần. Tuy nhiên, tương lai và tiềm năng của tốc độ 4G là rất lớn, nếu điều kiện cơ sở vật chất hiện đại thì tốc độ mạng 4G sẽ còn vượt xa hơn nữa. Với băng thông rộng, công nghệ 4G có khả năng truyền tải dữ liệu âm thanh chất lượng cao, hình ảnh sắc nét theo chuẩn HD, phát sóng trực tuyến dựa trên tốc độ upload dữ liệu lớn. Không những thế, chi phí cho mỗi dung lượng sử dụng của 4G thậm chí còn thấp hơn 3G, điều này giúp cho người tiêu dùng có được dịch vụ tốt nhất với mức giá hợp lý. Với nền tảng 4G, các ưu điểm về tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ là tiền đề cho công nghiệp nội dung phát triển mạnh mẽ.

Trong giai đoạn từ 2015 đến 2021, số lượng các thiết bị kết nối IoT (Internet of Things) có mức tăng trưởng hàng năm là 23%, trong đó IoT qua mạng di động có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất.   Như vậy, chúng ta có thể thấy việc triển khai 4G không chỉ dành riêng cho thuê bao di động mà với xu hướng “Internet of things” thì 4G sẽ thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin – Viễn thông vào mọi ngóc ngách của đời sống. Các nhà mạng có nhiệm vụ:

- Cung cấp dịch vụ kết nối (SIM M2M): Sim 2G/3G/4G và LPWAN

- Cung cấp dịch vụ IoT nền tảng để phát triển các ứng dụng IoT: Connectivity, IoT Platform

- Tạo ra hệ sinh thái IoT cho 1 số ngành cụ thể dựa trên Platform của nhà mạng, cho phép phát triển ứng dụng IoT nhanh chóng, dễ dàng như SmartHome, SmartAgriculture, SmartHealth.

- Hợp tác, phát triển và kinh doanh các ứng dụng IoT trong các lĩnh vực có thế mạnh (hạ tầng, tin cậy, bảo mật): SmartCity, Giao thông, Y tế, Năng lượng.

 

 

 

 

Hình 6. Mô hình IoT của nhà mạng VNPT

4. Kết luận

Trong khuôn khổ bài báo này tôi đã tập trung tìm hiểu về Internet of Things, trong đó đề cập đến một số lĩnh vực áp dụng IoT, và đặc biệt tìm hiểu vai trò của nhà mạng trên thị trường IoT tại Việt Nam. 4G cùng với IoT sẽ tạo ra thị trường thiết bị lớn trên thế giới cũng như Việt Nam, IoT hứa hẹn sẽ nâng cao hiệu suất cho các hộ gia đình, cho các thành phố, cho nơi làm việc và cho chính phủ bằng cách mang lại khả năng kiểm soát, quản lý cho người dùng.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Michele Mackenzie and Andrew Cheung (2017), IoT value chain revenue, Worldwide Trends and Forecats 2016-2025..

[2] http://aita.gov.vn/tim-hieu-ve-ung-dung-iot-trong-cham-soc-suc-khoe-.

[3]http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Cong-bo-ket-qua-thong-ke-dien-tich-dat-dai-nam-2018/379904.vgp

[4] https://news.zing.vn/so-nguoi-lam-nong-nghiep-o-vn-cao-hon-11-nuoc-tpp-cong-lai-post621758.html

[5] https://tinhte.vn/thread/iot-ung-dung-trong-nong-nghiep.2785718/