^Back To Top
Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều trường học phải đóng cửa và chuyển qua hình thức giảng dạy trực tuyến E - Learning. E - Learning đã xuất hiện cách đây nhiều năm nhưng cho đến nay nó mới thực sự nhận được sự quan tâm đông đảo của xã hội.
E - Learning hay đầy đủ là Electronic - learning là một thuật ngữ mô tả hoạt động học tập, giảng dạy, đào tạo trên nền tảng số qua các thiết bị công nghệ. Tại Việt Nam, E – learning còn được gọi là học trực tuyến hoặc giáo dục trực tuyến.
Để sử dụng E - Learning, cần phải có ít nhất một thiết bị công nghệ đã kết nối mạng với một máy chủ đã lưu sẵn nội dung bài học và một số công cụ phần mềm bổ trợ. Giáo viên thông qua máy chủ này truyền tải hình ảnh, tài liệu, âm thanh và tương tác với người học.
Ở một góc nhìn rộng hơn, E - Learning cũng có thể được hiểu như một hệ sinh thái giáo dục được số hoá hoàn chỉnh qua lưu trữ, mã hoá, truyền tải dữ liệu. Trong môi trường này, người học không những được tương tác với giảng viên, và hệ thống học trực tuyến mà còn tự do lựa chọn phương pháp và công cụ học tập phù hợp.
Để tạo được một bài giảng E - Learning hiệu quả và chất lượng nhất, người giảng dạy cần hiểu rõ quy trình của phương pháp này. Đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và phương thức truyền tải bài học.
Quy trình thiết kế bài giảng như sau:
Nhắc tới giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, bên cạnh e - Learning, m - Learning – Mobile - Learning hay bài giảng điện tử cũng là một hình thức khá được quan tâm. Đây là hình thức giảng dạy tiền thân của e-Learning khi nó chỉ là các đoạn video quay lại bài giảng, rất ít hoặc không hề có sự tương tác qua lại giữa người học và người dạy.
Một số đặc điểm phân biệt giữa bài giảng e - Learning và m - Learning:
E - Learning hiện là hình thức giảng dạy đào tạo tối ưu nhất hiện nay và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới với những lợi ích tuyệt vời của nó.
Nguồn: https://hachium.com/