^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Bác Hồ đã dạy  thi đua “thi đua là yêu nước”, “yêu nước thì phải thi đua”, “càng khó thì càng phải thi đua”. Bác Hồ cũng dạy: “Thi đua – khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các phong trào thi đua; coi công tác thi đua - khen thưởng là động lực quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.Động viên khích lệ cán bộ, viên chức, người lao động trong khoa tham gia vào phong trào thi đua một cách tự giác, với động cơ trong sáng; tinh thần hăng say, nhiệt huyết.

Hàng năm, sau khi triển khai kế hoạch, phát động phong trào thi đua, lãnh đạo khoa, công đoàn bộ phận đã tổ chức cho cán bộ, viên chức trong đơn vị làm bản đăng ký với đầy đủ các nội dung thi đua đã đề ra, chi tiết cụ thể. Trên cơ sở bản đăng ký thi đua, lãnh đạo đơn vị và công đoàn sẽ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện

Việc bình xét thi đua trong khoa được thực hiện công khai, dân chủ, công bằng; để người được khen thưởng cảm thấy xứng đáng, tự hào; người chưa được khen thưởng cũng cảm thấy thoải mái để rồi tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

Trong 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã đạt được những thành tích cơ bản sau đây:

  1. Công tác đào tạo

Trong giai đoạn 2010-2015 Khoa Kỹ thuật – Công nghệ luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch và đảm bảo chất lượng đào tạo của từng năm học năm học, từng khóa học, từng hệ đào tạo và mở thêm được 3 mã ngành đào tạo đại học. Để đạt được kết quả ngắn gọn như trên, trong 5 năm qua, nhiều thời điểm khoa đã gặp rất nhiều khó khăn tưởng như không vượt qua nổi. Những năm đầu khi mà đội ngũ cán bộ cơ hữu của khoa về CNTT chỉ có 2 người và 5 người đang đi học thạc sĩ mà khoa đảm nhận khối lượng công việc rất lớn là giảng dạy cho 9 lớp sinh viên CNTT của khoa, 2 lớp sinh viên Toán - Tin, Lý - Tin của khoa SPTN và dạy tin học cho sinh viên toàn trường (thời điểm đó toàn trường có khoảng 8.000 học sinh, sinh viên các hệ). Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Trong khó khăn càng cần phải thi đua” khoa đã tập trung trí tuệ và tìm cách hiến kế để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Khoa đã mời và huy động hầu như tất cả các CBGD CNTT ở các trường đại học khắp khu vực Bắc miền trung về tham gia giảng dạy, đào tạo với khoa và chúng tôi đã vượt qua khó khăn đó để hoàn thành công tác đào tạo với việc đảm bảo tốt chất lượng.

Để phục vụ cho công tác đào tạo, các cán bộ trong khoa cũng đã viết được 14 Tập bài giảng nội bộ cho sinh viên làm tài liệu học tập và tham khảo.

Giai đoạn 2010 – 2015 khoa đã tổ chức và tham gia các phong trào thi đua, trao đổi, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, về chuyển từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, về ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hàng tuần các tổ bộ môn tổ chức sinh hoạt, chủ yếu thảo luận về đổi mới chương trình và các vấn đề nảy sinh trong giảng dạy và NCKH.

Các giảng viên trong khoa luôn hoàn thành khối lượng công việc lớn, vượt định mức theo qui định.

T5.Hoinghidienhinhtientien3

GS.TS.NGUT Nguyễn Văn Đính, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trao chứng nhận Điển hình tiên tiến 5 năm 2010-2015 cho 2 đơn vị tiêu biểu

2. Công tác NCKH

Ngay từ khi khóa sinh viên đại học đầu tiên nhập học (2008), ngoài công tác giảng dạy thì Chi bộ, lãnh đạo khoa, Công đoàn khoa đã đề nghị tất cả các CBGD trong khoa phải tự vạch ra các hướng nghiên cứu của riêng mình để đăng kí và thực hiện các đề tài NCKH các cấp và để hướng dẫn sinh viên NCKH, làm khóa luận tốt nghiệp. Vì được quán triệt sớm như thế nên các CBGD mặc dù còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng đã có tâm thế sẵn sàng, chuẩn bị kĩ lưỡng các vấn đề nghiên cứu. Cho nên trong những năm qua, khoa đã hoàn thành 9 đề tài NCKH cấp khoa, 7 đề tài NCKH cấp trường, hiện có 2 đề tài NCKH cấp trường đang triển khai.

Cũng vì được chuẩn bị sớm, nên khoa đã tổ chức được 7 Hội nghị Sinh viên NCKH cấp khoa có chất lượng tốt. 5 lần tham gia Hội nghị Sinh viên NCKH cấp trường thì 3 lần sinh viên khoa KTCN đạt giải nhất, 1 lần sinh viên khoa bạn được giải nhất nhưng là đề tài do cán bộ khoa KTCN hướng dẫn và đề tài này đã đạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” được bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.

Cho đến nay khoa đã hướng dẫn 36 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên.

Trong 5 năm qua, Khoa đã có 4 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín và nhiều bài báo đăng trên tạp chí khoa học của trường.

Các cán bộ trong khoa đã tham gia hơn 60 HĐKH cấp tỉnh, 6 HĐ nghiệm thu đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ (trong đó có 1 đề tài về Nghị định thư hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Đài Loan), tham gia thẩm định 1 chương trình đào tạo tiến sĩ. Khoa có 2 cán bộ tham gia đào tạo sau đại học với các trường bạn và trong 5 năm qua đã hướng dẫn 20 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp.

3. Công tác đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ CBGD

Năm 2010 khoa chỉ có 1 TS, 2 ThS, 5 cử nhân, đến nay 100% CBGD trong khoa đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên (15/15), trong đó có 01 PGS, 02 TS, 01 NCS.Hiện đang có 02 cán bộ đang làm thủ tục đi NCS ngoài nước. Năm 2010 khoa chỉ có 2 mã ngành đào tạo đại học về CNTT nay đã có thêm mã ngành về đào tạo Kỉ sư xây dựng và đã xây dựng xong chương trình đào tạo kỉ sư Điện-điện tử. Đây là một cố gắng lớn của khoa.

4. Về công tác học sinh sinh viên

Khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã xây dựng được tình cảm gắn bó, thân thiện giữa thầy, cô giáo và sinh viên, tạo được sự tôn trọng và gần gũi giúp khoa nắm được tâm tư, tình cảm và những biến động trong sinh viên để có sự quản lý sinh viên đạt kết quả tốt.

Lãnh đạo khoa, công đoàn và các thầy cô giáo đã có những việc làm thiết thực giúp sinh viên trưởng thành trong mọi lĩnh vực. Là một khoa đào tạo về kỹ thuật và công nghệ, khoa đã tổ chức cho sinh viên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp giúp các em hình thành những kĩ năng nghề nghiệp khi còn trên ghế giảng đường. Khoa cũng đã cố gắng tìm kiếm các địa điểm thực tập và quản lý thực tập ngoài sư phạm một cách chặt chẽ, khoa học và có kết quả tốt nhất. Vượt qua hạn chế về cơ sở vật chất của nhà trường đối với các ngành kỹ thuật-công nghệ, khoa đã chủ động liên hệ, tìm kiếm các cơ sở thí nghiệm trong và ngoài tỉnh cho sinh viên của khoa đi thực tập.

Với quan hệ sẵn có của từng cá nhân, nhiều thầy cô giáo đã tận dụng cơ hội này để giúp sinh viên tìm kiếm công việc sau khi ra trường, đây cũng là nét đẹp, nét mới của thầy, cô khoa Kỹ thuật – Công nghệ trong việc thực hiện phong trào thi đua yêu nước.

Hàng năm, khoa cũng đã tìm kiếm các nhà tài trợ giúp sinh viên trong các hoạt động như sinh viên NCKH, VHVN, TDTT, trao các suất học bổng cho sinh viên giỏi, sinh viên nghèo vượt khó…

Khoa KT-CN cũng là khoa giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh và sinh viên đang và đã ra trường, nhờ vào mối liên hệ này mà khoa đã thống kê khá chính xác số lượng và tỉ lệ % số sinh viên có việc làm, giúp nhà trường có con số thống kê chung về sau đào tạo

Hiện nay, số sinh viên của khoa ra trường tỉ lệ có việc làm khá cao, nhiều em là CBGD của các trường cao đẳng, THPT ở các tỉnh, nhiều em làm việc cho các tập đoàn lớn như tập đoàn FPT, tập đoàn Viettell, Vinaphone.., có em là thủ khoa thi cao học vào trường Đại học Quốc gia Hà Nội và hiện nay vẫn là một học viên giỏi nhất, nhì của khóa đào tạo ấy.

Khoa KT- CN được giao nhiệm vụ đào tạo sinh viên Lào ngay từ khóa đầu tiên (2008). Nhận thức đây vừa là nhiệm vụ đào tạo vừa là nhiệm vụ hợp tác quốc tế. Khoa đã coi sinh viên Lào cũng như sinh viên Việt Nam, luôn gần gũi và giúp đỡ các em về nhiều mặt trong học tập và trong cuộc sống. Ngoài chương trình giảng dạy chung, khoa đã sử dụng có hiệu quả và thiết thực 20% số giờ dạy thêm cho sinh viên Lào. Ngoài những kiến thức chuyên môn, các thầy, cô giáo cũng luôn luôn nhắc nhở các em ghi nhớ về tình hữu nghị gắn bó đặc biệt Việt – Lào, Lào – Việt và giáo dục, xây dựng các em thành những hạt nhân tốt để củng cố và xây đắp tình hữu nghị đặc biệt này khi các em về nước. Khóa nào ra trường, khoa cũng có những món quà riêng tặng các em sinh viên Lào làm kỉ niệm về Khoa, về Trường, về Việt Nam. Đây là việc nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.

Để đánh giá và ghi nhận những đóng góp của khoa vào phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua, nhà trường đã tặng các danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động tiên tiên xuất sắc cấp trường, UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho tập thể khoa Kỹ thuật – Công nghệ.

Để có những thành tích trên đây, tập thể khoa đã đoàn kết một lòng, cố gắng, chăm chỉ, lao động miệt mài, có hiệu quả. 17/17 cán bộ trong khoa đều có thành tích riêng góp vào thành tích chung của khoa, không ai thờ ơ, không ai đứng ngoài cuộc.

Đặc biệt, khoa ghi nhận những thành tích, những đóng góp rất lớn của cô giáo Trần Thị Thiều Hoa vào phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua. Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì trong 5 năm qua cô giáo Trần Thị Thiều Hoa đã vượt qua chính mình, làm việc miệt mài, vô tư, ít vì quyền lợi cá nhân và đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ so với khả năng của mình. Cô giáo Trần Thị Thiều Hoa xứng đáng nhận được sự trân trong và lời cảm ơn của các thầy, cô giáo và sinh viên khoa Kỹ thuật – Công nghệ.

Cũng để có thành tích này, khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, công đoàn trường, sự chia sẻ và phối hợp tốt của các đơn vị và các thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức trong trường.