^Back To Top
Đã nhiều năm nay, từ khi Trường Đại học Hà Tĩnh đào tạo cử nhân CNTT thì Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) Hà Tĩnh vinh dự là địa chỉ tin cậy của nhà trường gửi sinh viên đến thực tập và với số lượng sinh viên Lào khá đông. Nhận thức đây là việc hợp tác cùng đào tạo nên lãnh đạo Trung tâm đã chủ động, bố trí cán bộ hướng dẫn, bố trí công việc và lên kế hoạch cũng như tìm đề tài để sinh viên thực hiện. Thời gian thực tập là 8 tuần theo qui chế của Trường Đại học Hà Tĩnh. Các nhiệm vụ của sinh viên thực tập được vạch ra chi tiết, cụ thể.
Ban chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật – Công nghệ trao thư cảm ơn của Hiệu trưởng
Trường Đại học Hà Tĩnh cho lãnh đạo Trung tâm CNTT&TT Hà Tĩnh
1. Nội dung thực tập
2. Tiến độ thực tập
Tuần 1: Tìm hiểu về đơn vị thực tập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của đơn vị, phân công cán bộ hướng dẫn, Tìm hiểu các bài toán thực tế, lựa chọn đề tài nghiên cứu, giới hạn đề tài nghiên cứu.
Tuần 2 đến tuần 6: Tham gia các hoạt động chuyên môn cùng với đơn vị; Tìm hiểu kiến thức, học hỏi ở cán bộ hướng dẫn các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do cán bộ hướng dẫn phân công. Hoàn thiện báo cáo thực tập đúng tiến độ
Tuần 7: Hoàn thiện toàn bộ đề tài (đề tài phải đảm bảo từ 30-55 trang; gồm có các nội dung chính: Lời cảm ơn (1 trang); Lời nói đầu (1 trang); 3 chương nội dung chính; Kết luận, kiến nghị, hướng phát triển của bài toán (2 trang))
Tuần 8: Hoàn thiện hồ sơ thực tập, các biểu mẫu, nhật ký, in báo cáo thực tập.
Đại diện nhóm sinh viên thực tập tặng hoa và quà Lưu niệm cho lãnh đạo Trung tâm
3. Đánh giá chung quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập 8 tuần tại Trung tâm của 4 khóa sinh viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên các khóa chấp hành tốt thời gian thực tập.
Đến cơ quan, chấp hành tốt nội quy cơ quan, không làm ảnh hướng đến công việc của những cán bộ khác, tham gia các hoạt động của cơ quan tổ chức. Có tinh thần học hỏi, mẫn cán trong công việc, khả năng tiếp thu khá. Mặc dù còn có nhiều hạn chế về ngôn ngữ dẫn tới khó khăn trong giao tiếp giữa cán bộ hướng dẫn và sinh viên Lào. Một số sinh viên tính tự giác trong quá trình thực hiện đề tài chưa cao, các sinh viên chưa chủ động tiếp cận giáo viên hướng dẫn để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, đang còn thụ động theo sự thúc giục của giáo viên hướng dẫn.
Sinh viên đã bước đầu đã làm quen với các ứng dụng mang tính thực tế, tiếp cận với công việc thực hành thực tế tại các đơn vị. Cần va chạm thực tế nhiều hơn và thực hành nhiều hơn.
Cụ thể, về đoàn số 1 của lớp K4 CNTT thực tập tại Trung tâm năm 2015 như sau:
TT |
Tên thành viên |
Tên đề tài |
Cán bộ hướng dẫn |
1 |
Hồ Huy Khoa |
Tìm hiểu về lập trình Socket xây dựng ứng dụng |
CN Lê Văn Đương |
2 |
Văn Nả Pha Lạt Xả Vắn |
Tìm hiểu về dịch vụ DHCP |
CN Nguyễn Mạnh Hoàng |
3 |
Nguyễn Thị Phương Thảo |
Xây dựng hệ thống quản lý thư viên |
ThS. Nguyễn Thanh Lâm |
4 |
Nguyễn Thị Trang |
Quản lý khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viên đa khoa tỉnh Hà Tĩnh |
|
5 |
Vi Xay Nha Kẹo Bun Hia |
Tìm hiểu về IPV4- IPV6 |
ThS.Trần Xuân Sơn |
6 |
A Nùng Than Thả Lăng Xí |
Tìm hiểu về mạng riêng ảo VPN |
|
7 |
Chua Vàng Xìa Xụa |
Xây dựng Cổng thông tin điện tử cho Lưu học sinh Lào |
ThS.Lê Viết Kiên |
Các sinh viên có khả năng làm độc lập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao: Nguyễn Thị Trang; A Nùng Than Thả Lăng Xí; Chua Vàng Xìa Xụa, Văn Nả Pha Lạt Xả Vắn.
Các sinh viên thực tập chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Khoa Kỹ thuật – Công nghệ và Lãnh đạo Trung tâm
4. Đề xuất của đơn vị hướng dẫn
Nhà trường cần có định hướng và phương án đào tạo để sinh viên tiếp cận với thực hành nhiều hơn, tiếp cận với doanh nghiệp, với thực tế nhiều hơn.
Có kế hoạch đề xuất với UBND tỉnh về kinh phí thực tập và đề xuất UBND tỉnh giao nhiệm vụ của cho các cơ quan trong việc hướng dẫn thực tập cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Trung tâm CNTT&TT Hà Tĩnh sẵn sàng hợp tác đào tạo và tiếp nhận các khóa thực tập tiếp theo của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh.