^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy...

1. Kỹ thuật “khăn trải bàn”

Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”

khăn trai ban

- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)

- Mỗi người ngồi vào vị trí

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

2. Kỹ thuật "động não"

Khái niệm

Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.

Quy tắc của động não

  • Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
  • Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
  • Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
  • Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.

Các bước tiến hành

  • Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
  • Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
  • Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
  • Đánh giá

3. Kỹ thuật "bể cá"

Là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

Bảng câu hỏi dành cho những người quan sát

  • Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
  • Họ có nói một cách dễ hiểu không?
  • Họ có để những người khác nói hay không?
  • Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
  • Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
  • Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
  • Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?

Các Kĩ thuật dạy học trên là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. cách thức lồng ghép các kĩ thuật dạy học vào các phương pháp rất quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà – Dạy và học tích cực Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, 2010.

[2] Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng – Phương pháp dạy và học đại học – NXB Đại học sư phạm, 2009.