^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Ngành Kỹ thuật xây dựng là ngành học đào tạo ra các kỹ sư xây dựng có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao cho cả nước. Sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng được trang bị các kiến thức chuyên môn sâu về khảo sát, quản lý, lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát thi công, duy tu và bảo dưỡng công trình xây dựng….

t2 thuy1

Với kiến thức chuyên môn về thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp trong suốt thời gian học đại học, sinh viên sau khi ra trường có thể thỏa sức sáng tạo trong thiết kế, đặt dấu ấn của mình trong các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao. Nghề xây dựng giúp bạn có cơ hội đi nhiều nơi, mở rộng kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống.

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với sự tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông. Cùng với sự chuyển dịch kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ; xã hội cần một lượng lớn kỹ sư xây dựng phục vụ cho các công trình, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Có thể nói nghề xây dựng rất “đắt hàng” bởi cung không đủ cầu. Do đó, tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng, bạn luôn có cơ hội tìm được công việc ưng ý với mức lương hấp dẫn.

t2 thuy2

Xây dựng là ngành nghề phát triển trong thời đại 4.0 và có 5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: nhóm ngành công nghệ thông tin; công nghệ tự động hóa; các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh.

Học xây dựng giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp không những trở thành người lao động trong nước mà còn định hướng trở thành nguồn “Nhân lực toàn cầu”. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ngay ở các vị trí như cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước chuyên ngành; kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và nước ngoài; kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án trong các dự án xây dựng; tiếp tục học Sau đại học tại các đại học trong và ngoài nước; cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng…

Với môi trường làm việc đa dạng, nhiều cơ hội việc làm trong và ngoài nước, “chạy việc” hầu như không tồn tại trong lĩnh vực xây dựng khi bạn khẳng định được năng lực của bản thân. Do đó đối với những sinh viên không có điều kiện về kinh tế, không có nhiều mối quan hệ xã hội thì ngành xây dựng rất thích hợp để các sinh viên lựa chọn.