^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

IPv6 là giao thức mặc định trong mạng 4G/LTE, 5G.

Bên cạnh số lượng địa chỉ khổng lồ, thiết kế của IPv6 cho phép mã hoá kết nối đầu cuối - đầu cuối, định tuyến linh hoạt, loại bỏ hoàn toàn công nghệ biên dịch (NAT). Vì vậy, trong mạng di động thế hệ mới 4G/LTE, 5G, giao thức IPv6 hỗ trợ hoạt động mạng lưới, dịch vụ tốt hơn, đơn giản kiến trúc mạng, cho phép trải nghiệm tới người dùng tốt hơn và hỗ trợ mạng lưới bảo mật nhiều lớp. Theo chứng minh thực tiễn của 4 nhà mạng di động hàng đầu của Mỹ (AT&T, Sprint, T-Mobile and Verizon) khi thực hiện các nghiên cứu đo đạc so sánh hiệu suất tương đối giữa IPv6 và IPv4, thời gian tải trang khi sử dụng IPv6 giảm hơn 10%. (Theo VNNIC)

Số lượng thiết bị và kết nối ngày càng tăng, yêu cầu về mặt kết nối và định danh cho mỗi thiết bị. Không gian địa chỉ IPv6 lên tới 128bit, cho phép có tới: 3,4 x 10E38 địa chỉ. Đảm bảo khả năng mở rộng gần như không giới hạn, định danh cho từng thiết bị trong.

Không cần dùng NAT, các ứng dụng kết nối peer-to-peer sẽ đạt hiệu quả cao trong IPv6.

Khả năng tự động cấu hình (plug-and-play) trong IPv6 sẽ rất có lợi trong IoT. Thiết bị tự cấu hình địa chỉ IPv6 cho chính nó, vẫn hỗ trợ DHCPv6 tương tự DHCP trong IPv4. Trong IPv6, cấu trúc mào đầu đơn giản hơn cho quá trình xử lý gói tin. Tăng hiệu quả xử lý tại bộ định tuyến, gói tin được xử lý nhanh hơn. Khả năng mở rộng linh hoạt, bảng định tuyến đơn giản hơn. Tăng tốc độ kết nối, đảm bảo chất lượng QoS.

Khả năng bảo mật của IPv6: Bảo mật đầu cuối với IPsec mặc định. Các giao thức chính được sử dụng là:

- Authentication Header (AH)

- Encapsulating Security Payload (ESP)

- Internet Key Exchange (IKE)

Đảm bảo an toàn, xác thực trong các kết nối đầu cuối và giao thức NDP có khả năng kết nối và bảo mật tốt hơn trong IPv6.

            IPv6 tiêu chuẩn và hoàn toàn tương thích với Internet. Vấn đề chuẩn hóa các giao thức trong IoT có thể được giải quyết với giao thức 6LoWPAN, giảm thiểu tối đa khả năng xử lý và mức độ tiêu tốn năng lượng của các thiết bị kết nối.Ngoài ra còn các tính năng: Chất lượng dịch vụ tốt hơn với trường Flow Label trong IPv6; Nâng cao khả năng Anycast & Multicast; Nâng cao khả năng di động với MIPv6.

Hiện tại, các nhà mạng di động lớn trên thế giới đã triển khai mặc định IPv6 cho mạng di động 4G/LTE, 5G. Theo World IPv6 Launch, hiện nay có hơn 250 nhà mạng trên thế giới tham gia thử nghiệm và triển khai chuyển đổi IPv6 cho mạng băng rộng 4G/LTE. Tại Mỹ, 1/3 số thuê bao di động đã sử dụng IPv6 thông qua 4G/LTE. Số lượng thiết bị di động thông minh hỗ trợ IPv6 ngày càng tăng lên (>75%). Các công nghệ hỗ trợ chuyển đổi, triển khai IPv6 cho mạng 4G LTE phát triển.

 

Đến hết tháng 7 - 2021, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 8 trên thế giới về tỷ lệ ứng dụng IPv6, tăng 2 bậc so với 2020, đạt 45% với hơn 34 triệu người dùng truy cập Internet IPv6, đứng thứ 2 khu vực ASEAN. (Theo Mic.gov.vn)

APNIC Labs (8/2021)

Thống kê IPv6 của Google

Trong IoT có rất nhiều chuẩn kết nối, tuy nhiên hiện đang có sự chuyển dịch hỗ trợ chuẩn IP trong Internet: 6LowPAN; IPv6 over BLUETOOTH(R) Low Energy (RFC 7668); Zigbee IP (lớp mạng truyền tải IEEE 802.15.4 sử dụng nén mào đầu 6LowPAN). Do dễ dàng cấu hình, khả năng tương thích, làm việc trên các nền tảng có sẵn, khả năng kết nối trực tiếp với hạ tầng Internet, lập trình đơn giản. IPv6 sẽ cung cấp hạ tầng hoàn hảo để phát triển IoT và Cloud, IoT thu thập dữ liệu còn Cloud sẽ đóng vai trò lưu trữ và phân tích các dữ liệu. IPv6 chính là nền tảng đảm bảo để phát triển.

Công nghệ 5G có nhiều ưu điểm như: Kết nối không dây không giới hạn truy cập và các vấn đề khu vực.Tốc độ cao, dung lượng lớn, với chi phí thấp. Sử dụng trạm vệ tinh và không gặp các vấn đề về phủ sóng. Đáp ứng các dịch vụ yêu cầu chất lượng cao. Khả năng tích hợp với hợp các ứng dụng thông minh, trí tuệ nhân tạo AI & IoT. Tăng cường khả năng truy cập điều khiển từ xa. Do đó, việc triển khai IPv6 cho mạng 5G là tất yếu.

Xu hướng phát triển lên các mạng băng rộng thế hệ mới, để đáp ứng nhu cầu kết nối tốc độ cao và giải trí đa phương tiện. IPv6 không phải là công nghệ mới. IPv6 đã hiện diện ở khắp mọi nơi, số lượng người dùng, ứng dụng hỗ trợ IPv6 không ngừng tăng lên. IPv6 sẽ xử lý các vấn đề 4G/5G & IoT đang gặp phải như: Khả năng mở rộng; Không gian địa chỉ, định danh thiết bị; Các khả năng bảo mật, di động, chất lượng dịch vụ; Khả năng kết nối đầu cuối… IPv6 là lựa chọn tất yếu cho tương lai của Internet.

Sưu tầm

(Nguồn tham khảo: https://vnnic.vn/tintuctonghop/%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-ipv6-%C4%91%E1%BB%83-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-4g-lte-5g-v%C3%A0-iot)