^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Thiết kế toàn cục là các hệ thống được thiết kế có thể được sử dụng cho bất cứ ai,trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

1. Giới thiệu

Chúng ta đã biết về tầm quan trọng của thiết kế người dùng, xem xét các khả năng và yêu cầu của con người. Nhưng trong trường hợp có thể được khái quát về con người, thì chúng ta phải giải quyết được vấn đề của sự đa dạng con người trong những thiết kế của chúng ta như thế nào?.

Trong thực tế con người có nhiều khả năng và điểm yếu khác nhau; họ đến từ những vùng miền và văn hóa khác nhau; họ có các lợi ích, quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, ở họ là những lứa tuổi và độ lớn khác nhau. Tất cả những thứ đó có tác động đến việc các cá nhân sẽ sử dụng 1 ứng dụng tính toán cụ thể và thực sự hay là họ có thể sử dụng nó ở tất cả. Đưa ra sự đa dạng như vậy, chúng ta không thể giả định 1 người dùng “tiêu biểu” hoặc chỉ thiết kế cho những người như chúng ta.

Thiết kế toàn cục là quá trình thiết kế ra các sản phẩm thiết kế sao cho chúng có thể được sử dụng với bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào. Điều này có ý nghĩa các hệ thống tương tác thiết kế mà có thể sử dụng bởi bất cứ ai, với bất kỳ phạm vi khả năng nào, sử dụng bất kỳ nền tảng công nghệ nào. điều này có thể thực hiện được bằng cách thiết kế hệ thống hoặc đã được xây dựng trong khả năng dự phòng hoặc được tương thích với các công nghệ hỗ trợ. Một ví dụ trước đây có thể là 1 giao diện mà có cả cách truy cập hình ảnh và tiếng nói để thực hiện các lệnh; 1 ví dụ mới hơn là 1 website mà văn bản được thay thế bởi đồ họa, bởi vậy nó có thể đọc bằng cách sử dụng 1 màn hình đọc.

2. Các nguyên tắc của thiết kế toàn cục

Chúng ta đã được định nghĩa thiết kế toàn cục như là “quá trình của các sản phẩm thiết kế sao cho chúng  có thể được sử dụng với bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào”. Vậy nó có ý nghĩa gì trong thực tế? Nó có thể được thiết kế cho bất cứ thứ gì mà bất cứ ai có thể sử dụng nó không và nếu chúng ta có thể, làm thế nào để đưa nó vào trong thực tế? chí phí sẻ là bao nhiêu? Trong thực tế chúng ta không thể thiết mọi cái mà có thể phù hộp với bất cứ ai, và chúng ta chắc chắn là không thể đảm bảo rằng bất cứ ai cũng có cùng trải nghiệm trong việc sử dụng 1 sản phẩm, nhưng chúng ta có thể làm theo các mục tiêu của thiết kế tổng thể và cố gắng để cung cấp 1 trải nghiệm tương ứng.

 Vào cuối những năm 1990, một nhóm ở trường đại học Bắc Carolina tại Hoa Kỳ đã đề xuất 7 nguyên tắc của việc thiết kế tổng thể. Những đề xuất này nhằm mục đích để che đi tất cả các vùng thiết kế và ứng dụng như nhau để thiết kế các hệ thống tương tác. Những nguyên tắc này đưa ra 1 khung chung để phát triển các thiết kế tổng thể.

Nguyên tắc 1 là sử dụng rộng rãi: Thiết kế là hữu ích cho mọi người với nhiều tính năng và lôi cuốn mọi người. không có người nào loại ra hoặc là bêu xấu thiết kế đó. ở bất cứ đâu có thể, truy cập như nhau; Những nơi không thể sử dụng giống nhau, sử dụng rộng rãi cần được hỗ trợ. Những nơi cung cấp phù hợp, bảo mật, riêng tư và an toàn nên có sẵn cho tất cả.

Nguyên tắc 2 là sự linh hoạt trong sử dụng: thiết kế cho phép 1 loạt các tính năng và sở thích thông qua sự lựa chọn các phương pháp sử dụng và khả năng thích nghi với tốc độ, độ chính xác và các tùy chỉnh của người sử dụng.

Nguyên tắc 3 là hệ thống đơn giản và trực quan khi sử dụng, bất kể là kiến thức, ngôn ngữ, kinh nghiệm hoặc là mức độ tập trung của người sử dụng. Thiết kế cần hỗ trợ cho những sự mong đợi của người sử dụng và phù hợp với các ngôn ngữ khác nhau và kỹ năng đọc viết. Nó không phải là phức tạp không cần thiết và cần được tổ chức để truy cập thuận tiện đến những khu vực quan trọng nhất. Nó sẽ cung cấp sự thúc đẩy và thông tin phản hồi khi có thể.

Nguyên tắc 4 là thông tin có thể nhận thấy: Thiết kế nên cung cấp các thông tin liên lạc hiệu quả không phụ thuộc vào điều kiện môi trường hoặc các khả năng của người dùng. Sự trình bày dư thừa là quan trọng: thông tin phải được thể hiện dưới các hình thức hay chế độ khác nhau (vd đồ họa, tiếng nói, chữ viết, sự tiếp xúc..) thông tin thiết yếu phải được nhấn mạng và phân biệt rõ ràng từ nội dung bên ngoài. Cách trình bày nên hỗ trợ cho dãy các thiết bị và những kỹ thuật được sử dụng để truy cập thông tin bởi những người với các khả năng cảm nhận khác nhau.

Nguyên tắc 5 là tính chịu lỗi: Giảm thiểu các tác động và các hư hỏng gây ra bởi những sai lầm hoặc những hành vi không mong muốn. Trường hợp nguy hiểm tiềm tàng phải được di rời hoặc làm cho nó khó xẩy ra. Khả năng nguy hiểm phải được che chắn bởi các hệ thống cảnh báo nên không an toàn từ góc độ của người sử dụng và người sử dụng phải hỗ trợ trong các công việc mà đòi hỏi sự tập trung.

Nguyên tắc 6 là cố gắng vật lý mức thấp: các hệ thống phải được thiết kế thoải mái khi sử dụng, giảm thiểu cố gắng vật lý và mệt mỏi. Thiết kế vật lý của hệ thống phải cho phép người dùng duy trì 1 trạng thái tự nhiên với sự cố gắng điều hành hợp lý. Những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc lâu dài phải nên tránh.

Nguyên tắc 7 các yêu cầu kích cỡ và khoảng không cho tiếp cận và sử dụng: vị trí của hệ thống nên được như nó có thể không đạt được và được sử dụng bởi bất kỳ người nào không phân biệt kích thước, tư thế hoặc chuyển động. Nhân tố quan trọng nên phải đặt trong tầm nhìn cho người dùng cả khi đứng và ngồi. Tất cả các thành phần vật lý phải tiện dụng các người dùng có thể truy cập lúc đứng hoặc ngồi. Các hệ thống nên cho phép thay đổi kích cỡ tay và cung cấp đủ chỗ cho các thiết bị hỗ trợ được sử dụng.

Trên đây là 7 nguyên tắc cho chúng ta xuất phát điểm tốt trong việc xem xét thiết kế tổng thể. Tất nhiên, không áp dụng giống nhau cho tất cả các tình huống, ví dụ: nguyên tắc 6 và 7 sẽ quan trọng trong việc thiết kế gian hàng thông tin nhưng ít quan trọng hơn trong việc thiết kế phần mềm xử lý văn bản. Nhưng chúng cung cấp một tiện ích xem xét danh sách kiểm tra cho các nhà thiết kế, cùng với những hướng dẫn về việc làm thế nào để mỗi nguyên tắc có thể đạt được.

Tài liệu tham khảo

[1] Tương tác người máy-Đại học Bách khoa Hà Nội

[2] Alan Dix, Janet Finlay, Gregory D. Abowd, and Russell Beale, Human-Computer Interaction, 2004