^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ, công nghệ thông tin luôn giữ vững vị thế là một trong những ngành hàng đầu về nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển. Vị thế này càng được củng cố trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Theo Gartner (Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới), Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin được coi là ngành quyền lực bậc nhất với hàng loạt ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống - từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, văn hóa... Đặc biệt, ở thời kỳ Cách mạng 4.0 - mà tại Việt Nam cơ bản là ứng dụng những công nghệ tự động hóa, trao đổi dữ liệu… trong công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin càng khẳng định được tầm quan trọng của mình - vừa là nền tảng, vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Các hệ thống công nghệ thông minh chính là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Hiện nay, bên cạnh yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nước ta còn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Theo Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner trong báo cáo “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ gia công công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016”, Việt Nam nằm trong top 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, theo xếp hạng của hãng tư vấn toàn cầu AT Kearney, năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 55 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu GSLI.

Đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng thách thức lớn nhất đối với công nghệ thông tin Việt Nam chính là vấn đề nhân lực. Theo báo cáo năm 2015 của Vietnamworks, từ 2012, số đầu việc ngành công nghệ thông tin tăng trung bình 47%/năm, trong khi nhân lực chỉ tăng khoảng 8%/năm. Với tốc độ này, công nghệ thông tin Việt Nam thiếu đến 78.000 nhân lực mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 500.000 nhân lực, nhất những chuyên ngành mới và có tiềm năng phát triển lớn như điện toán đám mây, bảo mật và an ninh mạng, lập trình di động.

Sưu tầm và Tổng hợp

Tài liệu tham khảo

  1. http://kenh14.vn/suc-hut-cua-nganh-cong-nghe-thong-tin-trong-thoi-dai-cach-mang-40-20180413185435611.chn
  2. https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html