^Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5


Get Adobe Flash player

Kỹ năng viết báo cáo là một nội dung bắt buộc, quyết định đến chất lượng của quá trình thực tập của sinh viên ngoài sư phạm. Một bản báo cáo tốt cần có nội dung rõ ràng, phù hợp với nội dung thực tập, có hình thức và ngôn ngữ thể hiện một cách khoa học, đúng yêu cầu của một bản báo cáo thực tập.

 

Viết báo cáo chính là tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập, làm việc của các em, thể hiện kết quả của quá trình thực tập. Vì thế khi viết báo cáo hãy xem đó là một công việc quan trọng  trong quá trình học tập, làm việc và thăng tiến của bản thân, hãy chăm chút cho bản báo cáo được hoàn hảo nhất có thể, việc viết báo cáo sơ sài có thể sẽ làm mất một cơ hội tốt trong quá trình thăng tiến đó.

Thực tập là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục đào tạo chuyên nghiệp. Đối với sinh viên, thực tập không chỉ là quá trình giúp các em có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một lĩnh vực chuyên môn mà đó còn là cơ hội để các em quan sát công việc hàng ngày tại một công ty, văn hóa và môi trường làm việc và cũng là cơ hội để các em hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà mình sẽ tham gia trong tương lai. Thực tập cũng giúp sinh viên kết nối những kiến thức kỹ năng mình đã được học tại trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh,… từ đó có sự định hướng và phát triển sự nghiệp sau khi ra trường.

Trong quá trình thực tập, để giải quyết những vướng mắc của sinh viên luôn có sự đồng hành của đội ngũ cán bộ hướng dẫn nơi thực tập và sự giải đáp, hỗ trợ của cán bộ giảng viên hướng dẫn chuyên môn. Để đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, ngoài vấn đề kỹ năng, thái độ trong quá trình thực tập thì một báo cáo thực tập có chất lượng cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc viết một báo cáo thực tập tốt không phải vấn đề dễ dàng, nhất là đối với những sinh viên ít tham gia viết báo cáo bài tập lớn, đồ án môn học, … Dưới đây là một số kỹ năng hữu ích để có bản báo cáo hoàn chỉnh và ấn tượng nhất:

1. Xác định nội dung yêu cầu của báo cáo

Xác định nội dung báo cáo là điều kiện bắt buộc để có một bản báo cáo đầy đủ và chính xác. Để có nội dung báo phù hợp, ngay từ tuần đầu tiên của quá trình thực tập sinh viên nên chủ động trao đổi với cán bộ hướng dẫn để được định hướng nội dung thực tập, biết cách thu thập số liệu, tài liệu liên quan phục vụ quá trình viết báo cáo. Tham khảo ý kiến giáo viên hỗ trợ chuyên môn cũng là một việc nên làm trước khi bắt tay vào quá trình viết báo cáo.

2. Xây dựng đề cương chi tiết

Sau khi đã xác định được nội dung yêu cầu của báo cáo, đừng vội viết. Để có một báo cáo khoa học, chất lượng việc cần làm tiếp theo là soạn thảo ra một đề cương chi tiết những nội dung muốn thể hiện trong báo cáo. Đề cương này sẽ giúp cho người viết không bị thiếu ý hay bị mất thời gian suy nghĩ phải viết gì trong quá trình làm báo báo.

3. Đánh giá kết quả công việc

Sau khi hoàn tất hai bước trên, có thể bắt tay ngay vào việc viết báo cáo. Tuy nhiên để báo cáo có chất lượng, trước tiên khi viết mỗi phần hãy nêu ra nhiệm vụ đã làm, sau đó tổng kết lại những việc đã làm được, việc chưa làm được. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc.

Việc đánh giá kết quả công việc sẽ giúp chúng ta nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp để đạt kết quả đề ra. Với mỗi nhiệm vụ chưa hoàn thành, cần chỉ ra được nguyên nhân và giải thích nguyên nhân cho những kết quả đó để hiểu tại sao vấn đề này mình làm được còn vấn đề kia giúp ta dễ dàng tìm cách khắc phục để kết quả công việc được tốt hơn.

Cuối bản báo cáo nên đưa ra những kiến nghị riêng của bản thân về công việc, nội dung, thái độ, … hay những hỗ trợ cần thiết để có thể thúc đẩy quá trình thực tập có kết quả tốt hơn. Phần này cũng nên nêu ra các kinh nghiệm đã đúc rút thành bài học cho bản thân, đồng thời đưa ra những định hướng trong tương lai gần để khắc phục những nhược điểm còn gặp phải trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo thực tập.

4. Ngôn ngữ trong báo báo

Trong báo cáo nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu. Lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, thiết thực. Nên tránh những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương. Vì báo cáo cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác. Nếu cần thiết bạn có thể sử dụng các số liệu, biểu đồ để minh họ nhưng những số liệu và sơ đồ phải dễ hiểu và có tính khoa học.

Viết báo cáo chính là tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập, làm việc của các em, thể hiện kết quả của quá trình thực tập. Vì thế khi viết báo cáo hãy xem đó là một công việc quan trọng  trong quá trình học tập, làm việc và thăng tiến của bản thân, hãy chăm chút cho bản báo cáo được hoàn hảo nhất có thể, việc viết báo cáo sơ sài có thể sẽ làm mất một cơ hội tốt trong quá trình thăng tiến đó.

Cuối cùng, chúc các em có những bản báo cáo tốt và hãy nhớ đến quy trình viết báo cáo thực tập và các mẫu biểu viết báo cáo theo quy định của nhà trường. Mọi thắc mắc, cần liên hệ gấp với giáo viên hướng dẫn để được hỗ trợ kịp thời.