^Back To Top
Tháng 7-1946, một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Năm 1949 tại hội nghị Vacsxava (Varsovie- thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm1953(hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ26đến30 tháng 8năm1957tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày"Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toànmiền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ởmiền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày28 tháng 9năm1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBTlấyngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên"Ngày nhà giáo Việt Nam".Từ đây, ngày 20-11 đã trở thành ngày hội truyền thống các nhà giáo ở Việt Nam, ngày hội của toàn dân tôn vinh nghề thầy giáo, là sự tiếp nối một cách sống động truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Các nhà giáo Việt Nam luôn là hình ảnh cao quý trong tâm thức của nhân dân ta, là tiêu biểu cho những chuẩn mực của trí tuệ, của lối sống và đức hạnh. Họ thực hiện sứ mạng cao cả thắp sáng và chuyển giao cho các thế hệ ngọn lửa của truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, giữ gìn và phát triển nguồn nguyên khí quốc gia, góp phần hun đúc một nền văn hóa Việt Nam đầy bản sắc. Dân tộc đời đời ghi danh những tên tuổi các nhà giáo như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành…và những nhà giáo vô danh khác của lịch sử dân tộc qua các thời kỳ.
Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, tập thể cán bộ, giảng viên khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học Hà Tĩnh đang phấn đấu, nỗ lực hết mình đóng góp công sức xây dựng trường Đại học Hà Tĩnh, ngành giáo dục của quê hương Hà Tĩnh và nước nhà ngày càng phát triển hơn, xây dựng non sông Việt Nam ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.